Trong ngành công nghiệp khai thác than, công đoạn tốn nhiều nhân công nhất là công đoạn vận chuyển than sau khi khai thác. Để tiết kiệm được nhân công, chi phí vận chuyển, rút ngắn thời gian vận chuyển đồng thời giảm thiểu các vấn đề liên quan đến an toàn lao động thì ứng dụng băng tải than trong công đoạn vận chuyển than là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Băng tải than được cấu tạo thành hai phần chính: Phần dẫn động và phần cố định
1. Phần dẫn động:
Bao gồm một hệ thống có khả năng tạo ra chuyển động tròn và phần dẫn truyền nguyên liệu.
- Hệ thống tạo ra chuyển động tròn thường sử dụng động cơ đốt trong và động cơ điện. Nhưng ngày nay do tính hiệu quả kinh tế nên người ta thường sử dụng động cơ điện.
- Hệ thống dẫn động bao gồm các ròng rọc cố định và một băng tải dùng để tải than ôm xung quanh các ròng rọc này.
2. Phần cố định:
Là phần dùng để đỡ hệ thống tạo ra truyền động và đỡ các ròng rọc thường được gọi là phần sương sống của băng tải. Nó thường được chế tạo bởi các thanh thép hình chữ V hàn lại với nhau theo một khuôn khổ nhất định sao cho phù hợp với đặc thù yêu cầu công việc. Dưới mỗi sương sống của băng tải thường lắp thêm bánh xe để dễ dàng di chuyển chúng khi cần thiết.
Trên sương sống của băng tải có gắn một phễu dùng để chứa một lượng than nhất định. Khi than cho vào phễu này thì lượng than trong phễu sẽ được hệ thống truyền động qua băng tải đưa than đến vị trí mà chúng ta yêu cầu.